top of page
  • Ảnh của tác giảk💐

Nạn nhân của bạo lực học đường: Lý do nào khiến họ cứ mãi im lặng?



Bạo lực học đường dường như không còn là một chủ đề mới mẻ đối với tất cả chúng ta. Có thể thấy vấn nạn này xuất hiện ở hầu hết các trường học với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Đã bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi: "Tại sao trong môi trường trường học nhỏ bé như vậy, bạo lực học đường vẫn cứ thế tiếp diễn mà không có dấu hiệu dừng lại?" Có lẽ là do nạn nhân quá yếu đuối, do sức mạnh của kẻ bắt nạt quá lớn hay lý do nằm ở những người chứng kiến - cho rằng đó là điều hiển nhiên.


Chúng ta thường nhận định rằng mọi thứ xảy ra trên đời này đều có nguyên nhâncủa nó, "không có lửa thì làm sao có khói". Có thể trong một số trường hợp, suy nghĩ này là đúng bởi "gieo nhân nào gặt quả nấy", nhưng trong những trường hợp khác, suy nghĩ này lại vô tình tạo ra lời nói hay hành động mang tính đổ lỗi cho nạn nhân (victim blaming) vì họ tin rằng thế giới là công bằng.


Giả thuyết thế giới công bằng (just-world hypothesis) nói về việc người ta tin rằng tất cả chỉ nhận được những thứ chúng ta xứng đáng được nhận, đến nỗi mà họ sẵn sàng hợp lý hóa những bất công khó mà giải thích được trong xã hội bằng việc đổ lỗi cho nạn nhân như: "Nó phải làm gì thì người ta mới đối xử với nó như thế chứ!"

Ta nhìn nhận mọi hậu quả mà nạn nhân chịu đựng là sự gánh chịu do hành động của họ thay vì xét các yếu tố khác như hoản cảnh hay thủ phạm. Cũng vì thế mà dường như nạn nhân cứ mãi im lặng và họ nhận thức được rằng bản thân không thể lên tiếng.


Lý do niềm tin này xuất hiện trong mỗi chúng ta:

  1. Nỗi sợ phải đối mặt với sự yếu đuối của bản thân, đó cũng là nguyên nhân của việc chúng ta đổ lỗi cho cách hành xử của nạn nhân và không can thiệp vào các vụ bạo lực học đường bởi nghĩ rằng đó chính là lý do khiến bản thân có khả năng bị bạo lực thay thế.

  2. Trấn an bản thân trước những trường hợp xấu, suy nghĩ này xảy ra khi bản thân gặp những trường hợp không may và chúng ta tin rằng sẽ được pháp luật bảo vệ một cách công bằng.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên áp dụng góc nhìn 2. với sự công bằng của luật pháp thay vì góc nhìn 1. đổ lỗi cho nạn nhân.


Vậy hành xử như thế nào cho tỉnh táo?

  1. Không vội phán xét: Việc đưa ra những lời phán xét vội vã chỉ bằng cái nhìn thoáng qua về ngoại hình, tính cách sẽ cho ta nhận định sai về nạn nhân dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.

  2. Hãy xem xét tình huống ở mọi khía cạnh thay vì chỉ xét riêng một vấn đề nào đó.

  3. Chia sẻ, đồng cảm với nạn nhân vì cứ thử tưởng tượng nếu như có một ngày bạn rơi vào việc bị bạo lực học đường và mọi người đều quay lưng lại với bạn, bạn sẽ tự chịu đựng được bao lâu?.

Bạo lực học đường dù là vấn đề đã quá cũ nhưng vẫn luôn gây nhức nhối với tất cả chúng ta. Để ngăn chặn những trường hợp không may xảy ra, chúng ta phải biết cùng thấu hiểu, giúp đỡ nạn nhân bằng cách phơi bày những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật của kẻ bắt nạt để nhà trường cũng như các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý. Đừng chỉ chứng kiến, hãy hành động!

37 lượt xem1 bình luận

1 Comment


PowPop .
PowPop .
Jul 13, 2021

Cảm ơn bạn đã đóng góp bài viết cho cộng đồng PowPop!

Like
bottom of page